08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Dự phòng sau phơi nhiễm <72h PEP theo phác đồ mới 2019

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong Quyết định 5456 ngày 20/11/2019:

Dự phòng sau phơi nhiễm với HIV
Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) là dùng thuốc kháng virut HIV cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt và không muộn hơn 72 giờ. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.

2.1. Các dạng phơi nhiễm

  • Phơi nhiễm có thể xảy trong quá trình điều trị, chăm sóc và điều trị người bệnh:
  • Kim đâm xuyên da khi làm thủ thuật, tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò;
  • Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh.
  • Tổn thương qua da do ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
  • Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh dính vào các vùng da bị tổn thương hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý.
  • Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc người không rõ tình trạng HIV mà không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị rách trong khi quan hệ hoặc bị hiếp dâm, cưỡng dâm.
Phơi nhiễm trong môi trường nghề nghiệp là phơi nhiễm xảy ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp là phơi nhiễm xảy ra không liên quan đến nghề nghiệp.

  • 2.2. Quy trình xử trí sau phơi nhiễm
  • Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ
  • - Tổn thương da chảy máu: Rửa ngay vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.
  • - Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Dùng vòi rửa mắt khẩn cấp (nếu có).
  • - Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa mũi hoặc súc miệng bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %, súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.
  • Bước 2: Báo cáo người phụ trách và làm biên bản (chỉ áp dụng với phơi nhiễm do nghề nghiệp)
  • - Lưu ý ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu trong Hồ sơ phơi nhiễm,
- Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách

  • Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc
  • - Phơi nhiễm có nguy cơ: Phơi nhiễm qua đường máu, qua da có vết thương hoặc trầy xước, hoặc qua đường niêm mạc (từ tinh dịch, dịch âm đạo, dịch trực tràng, sữa mẹ hoặc bất kỳ dịch nào của cơ thể có chứa lượng máu nhìn thấy được). Vị trí bị phơi nhiễm có thể ở âm đạo, trực tràng, mắt, miệng hoặc da và niêm mạc bị tổn thương. Nếu tổn thương càng rộng và sâu thì nguy cơ phơi nhiễm HIV càng cao.
  • - Phơi nhiễm không có nguy cơ: là phơi nhiễm với nước tiểu, dịch nôn, nước bọt, dịch mồ hôi hoặc nước mắt nếu không chứa một lượng máu có thể nhìn thấy được. Trường hợp máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV.
  • Bước 4: Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và xét nghiệm HIV ngay
- Người gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV dương tính: tìm hiểu các thông tin về điều trị HIV và đáp ứng đối với thuốc ARV.

- Người gây phơi nhiễm không rõ tình trạng HIV: tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV (nếu có thể).

- Trường hợp không thể xác định được tình trạng nhiễm HIV của người gây phơi nhiễm được coi là có nguy cơ và ghi rõ trong biên bản.

  • Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm
  • - Tư vấn và hỗ trợ tâm lý, tư vấn và xét nghiệm HIV ngay theo quy định.
  • - Nếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính: người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV từ trước; tư vấn, chuyển họ đến cơ sở y tế để xét nghiệm khẳng định và điều trị ARV ngay.
  • Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm
  • Nguy cơ nhiễm HIV và vi rút viêm gan B, C
  • Lợi ích của việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
  • Tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý đặc biệt với các trường hợp bị hiếp dâm
  • Tác dụng phụ của thuốc ARV
  • Triệu chứng của nhiễm HIV cấp: sốt, phát ban, nôn, thiếu máu, nổi hạch...
  • Tư vấn về dự phòng lây nhiễm HIV cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.
Trường hợp không cần dùng PEP, người bị phơi nhiễm cần được tư vấn về việc hạn chế nguy cơ bị phơi nhiễm HIV trong tương lai. Dù không phải làm xét nghiệm HIV nhưng có thể xem xét nếu người bị phơi nhiễm mong muốn được xét nghiệm.

  • Bước 7: Kê đơn thuốc PEP cho 28 ngày
2.3. Chỉ định dự phòng sau phơi nhiễm
  • Chỉ định dự phòng PEP cho những trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ nhiễm HIV qua đường máu, da và niêm mạc tổn thương
  • Không chỉ định dự phòng sau phơi nhiễm cho các trường hợp sau:
  • - Người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV
  • - Nguồn gây phơi nhiễm được khẳng định là HIV âm tính.
  • - Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm như nước mắt, dịch nước bọt, nước tiểu và mồ hôi.
- Có phơi nhiễm liên tục với HIV như quan hệ tình dục thường xuyên với người nhiễm HIV hoặc gái mại dâm nhưng hiếm khi sử dụng bao cao su; người nghiện chích ma tuý thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm.

2.4. Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm với HIV

Bảng 13: Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV

Đối tượng​
Phác đồ thuốc ARV​
Người lớnTDF + 3TC (hoặc FTC) + DTG (ưu tiên) hoặc
TDF + 3TC (hoặc FTC) + LPV/r (thay thế) hoặc
TDF + 3TC (hoặc FTC) + RAL (thay thế)
Trẻ em ≤ 10 tuổiAZT + 3TC + DTG (ưu tiên nếu có sẵn liều DTG đã được phê duyệt) hoặc
AZT + 3TC + LPV/r (thay thế) hoặc
AZT + 3TC + RAL (thay thế)

  • 2.5. Thời gian điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
  • - Bắt đầu điều trị dự phòng sau phơi nhiễm càng sớm càng tốt. Không điều trị dự phòng khi đã phơi nhiễm quá 72 giờ.
  • - Thời gian điều trị dự phòng: đủ 28 ngày liên tục.
2.6. Kế hoạch theo dõi

  • - Theo dõi tác dụng phụ của ARV: Không ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Nếu có các tác dụng phụ nặng, chuyển đến cơ sở y tế ngay.
  • - Hỗ trợ tâm lý trong quá trình điều trị PEP.
  • - Xét nghiệm lại HIV sau 1 tháng và 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm.
  • - Tư vấn về việc không được hiến máu, về quan hệ tình dục và tiêm chích an toàn, không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV.
  • - Với những người bắt đầu PEP mà chưa biết tình trạng viêm gan B thì cần XN VG B. Trưởng hợp người bệnh mắc viêm gan B cần được theo dõi và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa. Các trường hợp viêm gan B và điều trị PEP cần theo dõi viêm gan B bùng phát sau khi ngừng PEP. Người không mắc viêm gan B cần được tư vấn tiêm vắc xin viêm gan B.
  • - Xét nghiệm VG C sau 6 tháng kể từ khi bị phơi nhiễm nếu trước đó chưa mắc viêm gan C.
- Những người có hành vi tình dục không an toàn hoặc tiêm chích thường xuyên, tái diễn dẫn đến có nguy cơ bị phơi nhiễm liên tục và cần các đợt điều trị PEP liên tục hoặc gần như liên tục thì cần được dùng PrEP sau khi kết thúc đợt thuốc PEP 28 ngày nếu XN HIV của họ vẫn âm tính. Không cần có khoảng thời gian đợi giữa PEP và PrEP.

(Theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong Quyết định 5456 ngày 20/11/2019)

Cần tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV trong 72 giờ đầu hoặc điều trị HIV bằng thuốc ARV có thể liên hệ Phòng khám Hùng Vương - Bác sĩ Bình (ĐT: 08.28.98.08.08) để được Bác sĩ tư vấn miễn phí và có thể chỉ định phác đồ phù hợp cho bạn sau khi có kết quả xét nghiệm HIV, gan, thận. Cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận trước khi dùng thuốc phơi nhiễm hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh có thể liên hệ Phòng xét nghiệm Hùng Vương (ĐT: 0919.809.577). Mọi sự tư vấn trực tiếp tại Phòng xét nghiệm 114/2 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM đều được miễn phí.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top