08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Bị từ chối mổ chỉ vì nhiễm HIV

Nam Trần

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
Bị từ chối mổ chỉ vì nhiễm HIV

Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV không chỉ xảy ra trong gia đình họ, trong xã hội mà ngay cả các nhân viên y tế cũng kỳ thị.
Tại Hội thảo vận động chống kỳ thị với người nhiễm HIV vừa diễn ra tại TPHCM, các nhóm đồng đẳng đã chia sẻ những câu chuyện về bệnh nhân HIV bị phân biệt kỳ thị chính trong các bệnh viện.

Anh T.B, đồng đẳng viên nhóm Vượt sóng tâm sự: “Tôi đã từng đi cùng một bạn bị HIV được chỉ định mổ xoang theo bảo hiểm y tế. Bạn đó đã được xếp lịch mổ, nhưng đến ngày đó, bác sĩ lại dẫn giải nhiều vấn đề về sức khỏe và nói rằng, khi nào đau cấp cứu sẽ mổ sau. Bác sĩ họ không nói thẳng là họ không mổ nhưng họ cứ giải thích vòng vo để bệnh nhân hiểu rằng, họ sẽ không được mổ vì họ bị nhiễm HIV”.

Chị A.M, một đồng đẳng viên kể: “Bạn thân của tôi nhiễm HIV bị bệnh phụ khoa, đã có chỉ định mổ của bác sĩ, nhưng đến ngày mổ, sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ lại nói với cô ấy: Bệnh này không cần mổ, uống thuốc cũng được và kê toa cho cô ấy mang về. Kết quả là bây giờ bệnh của cô ấy đã chuyển thành ung thư tử cung, chỉ còn nằm chờ chết”.

Để hỗ trợ các bệnh nhân nhiễm HIV tại các bệnh viện, các nhóm đồng đẳng đều có ý kiến về việc cần phải có một đại diện cho nhóm người nhiễm HIV đứng ra kết nối với bệnh viện. Khi bệnh nhân nhiễm HIV đi khám sẽ thông qua người đại diện này để có được những hỗ trợ tốt nhất.

Ths Đỗ Hữu Thủy, Cục phòng chống HIV/AIDS ghi nhận một số doanh nghiệp bắt người lao động lấy máu để xét nghiệm HIV nhưng không công khai: “Chúng tôi kiểm tra hồ sơ khám sức khỏe nhân viên của một doanh nghiệp, thấy cả xét nghiệm HIV. Rất buồn vì doanh nghiệp làm sai đã đành, cả cơ sở y tế ký hợp đồng với doanh nghiệp này cũng chẳng tư vấn gì mà cứ thế làm xét nghiệm hàng loạt luôn. Có nhân sự bị nhiễm HIV nhưng không biết gì, tới khi cơ quan đồn ầm lên anh này mới biết mình bị”.

Tuy nhiên, chính những người trong nhóm đồng đẳng cũng thừa nhận, vẫn còn sự kỳ thị chính trong cộng đồng những người nhiễm HIV, kỳ thị trong nhóm nguy cơ cao (quan hệ tình dục đồng giới nam) và kỳ thị chính mình, đặc biệt ở những người có địa vị, có học thức trong xã hội. Chính vì thế, những người nhiễm HIV trước tiên phải vượt qua được chính mình, đừng biến mình thành hình ảnh không đẹp của người nhiễm HIV trong cộng đồng (như đập bàn đập ghế, hùng hổ đòi được ưu tiên…).

Đồng thời, công tác giáo dục, tuyên truyền cần phải đi sâu sát hơn nữa vào từng phường xã, từng cộng đồng. Khi cộng đồng chưa hiểu thì người bị HIV vẫn chưa dám vượt qua chính mình để công khai với xã hội.

TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng, Cục phòng chống HIV/AIDS nhận định: “Chúng ta càng kỳ thị thì những người nhiễm HIV càng ẩn mình. Không tiếp cận được họ, không điều trị được cho họ thì mục tiêu giảm số người mắc HIV càng không bao giờ thực hiện được. Trên thực tế, người nhiễm HIV được điều trị tốt có thể sống lâu như bình thường”.
An Nhiên
Ngu
ồn: infonet.vn
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top