08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Bệnh do nhiễm vi khuẩn trên bệnh nhân HIV/AIDS

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
III.1 Bệnh do Mycobacterium avium complex (MAC)
III.1.1 Lâm sàng:
- Sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng, gan-lách-hạch to.
- Bệnh lý cục bộ liên quan đến hội chứng viêm phục hồi miễn dịch (IRIS): viêm hạch cổ, viêm phổi, viêm cốt tủy, viêm màng ngoài tim, áp xe da-mô mềm, loét sinh dục và nhiễm trùng thần kinh trung ương.
III.1.2 Xét nghiệm:
- Cấy máu, tủy xương, dịch của hạch và các dịch cơ thể.
- Phết máu ngoại vi hoặc soi phân tìm trực trùng kháng alcool acid.
- PCR.
- Xét nghiệm hình ảnh tìm hạch to: X quang phổi, siêu âm bụng tổng quát, CT ngực-bụng.
III.1.3 Chẩn đoán xác định:
- Lâm sàng.
- Xét nghiệm phân lập được vi trùng trong các bệnh phẩm.
- Nghĩ đến nhắc chẩn đoán MAC nếu điều trị lao không đáp ứng sau 2 – 4 tuần.
III.1.4 Chẩn đoán phân biệt:
- Bệnh do M. tuberculosis.
- Nghĩ đến chẩn đoán MAC nếu điều trị lao do M. tuberculosis không đáp ứng sau 2 – 4 tuần.
III.1.5 Điều trị:
III.1.5.1 Phác đồ ưu tiên:
- Clarithromycin uống 500mg x 2 lần/ngày + Ethambutol uống 15mg/kg/ngày.
III.1.5.2 Phác đồ thay thế:
- Azithromycin uống 500mg/ngày + Ethambutol + Rifabutin uống 300mg/ngày; hoặc
- Azithromycin uống 500mg/ngày + Ethambutol, hoặc
- Amikacin 10–15 mg/kg TM mỗi ngày hoặc Streptomycin 1 gm TM hoặc TB mỗi ngày, hoặc
- Levofloxacin 500 mg, uống mỗi ngày hoặc Moxifloxacin 400 mg, uống mỗi ngày.
- Phải kết hợp với điều trị ARV.
III.1.5.3 Chỉ định ngừng điều trị MAC:
- Người bệnh được điều trị ARV và có số TCD4 tăng >100 TB/mm[SUP]3[/SUP] >6 tháng, hoàn thành ít nhất 12 tháng điều trị MAC và không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh MAC.
III.2 Viêm phổi do vi khuẩn:
III.2.1 Lâm sàng:
- Khởi phát bệnh cấp với sốt cao kèm ớn lạnh hoặc lạnh run, ho đàm, đau ngực, khó thở. Thường gặp rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm, ran nổ.
- Có thể gặp thở nhanh, huyết áp thấp.
III.2.2 Xét nghiệm:
- BC máu.
- X quang phổi thẳng.
- Khí máu động mạch khi có suy hô hấp.
- Cấy máu.
- Soi đàm tìm AFB.
- Khảo sát dịch màng phổi.
- Soi và cấy dịch tiết hô hấp lấy qua lấy đàm sâu. trong đó có P.jiroveci.
III.2.3 Chẩn đoán sơ bộ:
- Lâm sàng.
- X quang phổi thẳng: tổn thương phổi hoặc màng phổi.
III.2.4 Chẩn đoán phân biệt:
- PCP.
- Lao phổi.
III.2.5 Điều trị:
III.2.5.1 Điều trị theo kinh nghiệm cho bệnh nhận không nhập khoa ICU:
a.Phác đồ ưu tiên kháng phế cầu:
- Cefotaxime/ Ceftriaxone/ Ampicilline – Sulbactam đơn trị liệu, đường tĩnh mạch, hoặc
- Cefotaxime/ Ceftriaxone/ Ampicilline – Sulbactam phối hợp với Azithromycin/ Clarithromycin, hoặc
- Levofloxacin 750ng/ngày IV hoặc Moxifloxacin 400mg IV mỗi ngày (cho BN dị ứng Penicillin).
b.Phác đồ thay thế:
- Cefotaxime/ Ceftriaxone/ Ampicilline – Sulbactam phối hợp với Doxycycline.
III.2.5.2 Điều trị theo kinh nghiệm cho BN nhập khoa ICU:
a. Phác đồ ưu tiên:
- Một kháng sinh nhóm beta-lactams IV + Azithromycin IV, hoặc
- Một kháng sinh nhóm beta-lactams IV + Levofloxacin 750mg/ngày IV hoặc Moxifloxacin 400mg/ngày IV.
b. Phác đồ thay thế (dị ứng Penicillin):
- Aztreonam IV + Levofloxacin 750mg/ngày IV hoặc Moxifloxacin 400mg/ngày IV.
III.2.5.3 Điều trị theo kinh nghiệmbệnh nhân có nguy cơ viêm phổi do tụ cầu:
- Thêm vào phác đồ cơ bản thuốc kháng phế cầu Vancomycin 1g x 2 lần IV hoặc Linezolide 600mg x 2 lần/ ngày IV hoặc uống.
III.2.5.4 Điều trị theo kinh nghiệm bệnh nhân có nguy cơ viêm phổi do P. aeruginosa:
a. Phác đồ ưu tiên:
- Piperacillin-Tazobactam/Cefepime/Imipenem/Meropenem phối hợp với Ciprofloxacin tiêm mạch 400 mg mỗi 8–12h hoặc Levofloxacin tiêm mạch 750 mg/ngày.
b.Phác đồ thay thế:
- Piperacillin-tazobactam/ Cefepime/ Imipenem/ Meropenem phối hợp với một kháng sinh tiêm mạch nhóm Aminoglycoside + Azithromycin/Moxifloxacin 400 mg mỗi ngày.
- Bệnh nhân dị ứng Penicillin: thay Beta-lactams bằng Atreonam.
III.3 Bệnh do Nocardia
80% các ca bệnh do Nocardia biểu hiện như viêm phổi, nhiễm trùng lan tỏa (xương, tim, màng tim, thận, màng bụng, khớp, võng mạc hoặc áp xe não); 20% biểu hiện như viêm mô tế bào.
III.3.1 Lâm sàng: phụ thuộc cơ quan bị nhiễm trùng
- Thường gặp sốt, ho đàm. Có thể gặp nổi nốt đỏ không đau ở da hoặc áp xe mô dưới da. Ít gặp nhức đầu, ói, cổ cứng và rối loạn tri giác.
III.3.2.Xét ngiệm:
- Cấy bệnh phẩm đàm, mủ áp xe, dịch não tủy hoặc máu.
III.3.3. Chẩn đoán xác định:
- Lâm sàng.
- Cấy bệnh phẩm.
III.3.4. Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm phổi do P.jiroveci, do vi trùng khác.
- Lao phổi.
III.3.5. Điều trị:
III.3.5.1 Viêm phổi:
- Phác đồ ưu tiên: TMP + SMZ: tính liều theo TMP: 15 mg/kg/ ngày tiêm mạch, chia 2-4 lần + Amikacin 7.5mg/kg x 2 lần/ngày.
- Phác đồ thay thế: Imipenem 500mg tiêm mạch x 4 lần/ ngày + Amikacin.
III.3.5.2 Áp xe não:
- TMP + SMZ: tính liều theo TMP: 15 mg/kg/ ngày IV + Imipenem 1000mg IV x 3 lần/ ngày hoặc Meropenem 2g IV x 3 lần/ngày + Amikacin.
III.3.5.3 Thời gian điều trị:
- Điều trị tấn công với phối hợp 2 kháng sinh tĩnh mạch ít nhất 3 – 6 tuần, sau đó:
+ Nếu không biểu hiện liên quan đến áp xe não, chuyển kháng sinh đường uống đơn độc đến khi đủ liệu trình.
+ Nếu có áp xe não, khi có dấu hiệu cải thiện bệnh rõ sẽ chuyển sang phối hợp hai kháng sinh đường uống đến khi đủ liệu trình.
+ Thuốc đường uống:
à TMP-SMZ: 10mg/kg/ngày theo liều TMP, và/hoặc
à Minocyclin: 100mg x 2 lần/ngày, và/hoặc
à Amoxicillin – Clavulanate 875mg x 2 lần/ngày.
- Thời gian điều trị viêm phổi: 6 – 12 tháng hoặc hơn, điều trị áp xe não: ít nhất 1 năm.
- Cơ địa ức chế miễn dịch và ức chế miễn dịch tiếp tục: TMP-SMZ 960mg 1 viên uống mỗi ngày kéo dài suốt đời.
III.4 Viêm màng não mủ :
- Viêm màng não mủ do tụ cầu và P.aeruginosa thường xảy ra trên bệnh nhân nhiễm HIV ghiền tiêm chích ma túy hơn bệnh nhân không nhiễm HIV.
- Lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị: xem bài điều trị bệnh Viêm màng não mủ.
III.5 Nhiễm trùng tiêu hóa do vi trùng:
III.5.1 Lâm sàng
3 hội chứng lâm sàng chính của nhiễm trùng tiêu hóa do vi trùng gram âm đường ruột trên bệnh nhân nhiễm HIV:
- Viêm dạ dày ruột tự giới hạn.
- Tiêu chảy kéo dài hơn và nặng hơn với sốt, tiêu phân có máu và sụt cân.
- Nhiễm trùng huyết với các biểu hiện khác ngoài đường tiêu hóa (viêm khớp, viêm phổi, viêm tủy xương) có kèm hoặc không kèm bệnh dạ dày ruột xảy ra trước hoặc xảy ra đồng thời.
III.5.2 Xét nghiệm:
- Soi phân.
- Cấy phân.
- Cấy máu.
- Cấy tủy xương.
- Nội soi đại tràng khi các xét ngiệm soi-cấy phân, cấy máu không phát hiện mầm bệnh hoặc thất bại điều trị theo chẩn đoán đã có.
III.5.3 Chẩn đoán:
- Lâm sàng.
- Xét nghiệm: soi phân, cấy máu hoặc cấy tủy xương.
III.5.4 Tổng quát về xử trí:
- Bồi hoàn nước - điện giải bằng đường uống hoặc tĩnh mạch.
- Chú ý chọn kháng sinh nhạy cảm với tác nhân gây bệnh.
- Tránh dùng các thuốc ức chế nhu động ruột.
- Nếu sau điều trị 5 – 7 ngày không kết quả, cần theo dõi xét nghiệm cấy phân, kháng sinh đồ, và thực hiện các biện pháp khác để tìm mầm bệnh (như PCR, xét nghiệm độc tố...).
- Chú ý kháng thuốc hoặc tương tác thuốc giữa kháng sinh với thuốc ARV.
- ART hiệu quả làm giảm tần suất, độ nặng và tái phát nhiễm trùng tiêu hóa do vi trùng.
III.5.5 Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm:
Bệnh nhân nhiễm HIV tiến triển (TCD4 <200TB/mm[SUP]3[/SUP] hoặc có đồng thời các bệnh chỉ điểm AIDS) tiêu chảy nặng (≥ 6 lần/ngày hoặc phân có máu và/hoặc kèm sốt hoặc lạnh run):
- Phác đồ ưu tiên: Ciprofloxacin 500 – 750 mg PO (hoặc 400mg IV) x 2 lần.
- Phác đồ thay thế:
+ Ceftriaxone 1g IV mỗi ngày.
+ Cefotaxime 1g IV x 3 lần/ ngày.
III.5.6 Lưu ý:
- Bệnh nhân tiêu chảy kèm buồn nôn, ói, rối loạn điện giải, toan máu, huyết áp bất ổn, và/hoặc nhận định lâm sàng cho thấy bệnh nặng nên được nhập viện và dùng kháng sinh tĩnh mạch.
Bệnh nhân tiêu chảy dai dẳng (>14 ngày) không kèm các dấu hiệu lâm sàng nặng (mất nước, phân có máu) có thể ngưng kháng sinh cho đến khi khẳng định chẩn đoán.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top