08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Tham khảo 12 dấu hiệu bạn đang mắc rối loạn lo âu

Phan Thái An

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
12 dấu hiệu bạn đang mắc bệnh rối loạn lo âu – Căn bệnh nguy hiểm nhiều người mắc phải

- Rối loạn lo âu là căn bệnh nhiều người mắc phải ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh rối loạn lo âu là một trong những bệnh phổ biến gây cho con người có cảm giác ám ảnh cưỡng chế, nỗi sợ đám đông, rối loạn hoảng hốt, lo lắng những điều nhỏ nhặt cũng khiến cho người bệnh cảm thấy lo lắng, nó là một trong những chứng bệnh thuộc dạng tâm thần nhẹ phổ biến ở Mỹ, tuy nhiên ở Việt Nam nhiều người vẫn chưa chấp nhận rằng mình bị bệnh tâm thần. Thường có xu hướng né tránh và thường đi khám các chuyên khoa khác như tim mạch, thần kinh, tuy nhiên khi các bác sĩ nói rằng bị các vấn đề về tâm thần và khuyên đi khám tâm thần thì người bệnh không hợp tác.
Căng thẳng lo âu có thể có rất nhiều triệu chứng mà bạn thường hiểu lầm đối với những căn bệnh khác như tim mạch và hô hấp, khi bạn bệnh, các triệu chứng rối loạn lo âu thường gặp như tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác khó thở, lo lắng dễ giật mình và thường có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, thường xuyên giận dữ vô cớ, tâm trạng bồn chồn. Thường xuyên bị đau bụng buồn nôn và tiêu chảy.
Lo lắng quá mức
[TBODY] [/TBODY]
Các dấu hiệu của rối loạn lo âu là do lo lắng quá nhiều về việc hàng ngày, từ việc lớn đến nhỏ. Nhưng như thế nào thì được gọi là ‘quán nhiều’? đó là khi người bệnh suy nghĩ, lo lắng dai dẳng trong hầu hết các ngày trong tuần, kéo dài trên sáu tháng, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày và kèm theo các triệu chứng đáng chú ý như: mệt mỏi, căng cơ, đau nhức toàn người.
‘Sự khác biệt lớn giữa rối loạn lo âu và sự lo lắng bình thường là những cảm xúc gây ra nhiều đau khổ co người bệnh và kéo theo rối loạn chức năng của các cơ quan’- BS Sally Winston, đồng giám đốc Viện rối loạn lo âu của Maryland đại học Towson (Anh) nói.
Mất kiên nhẫn
Một trong những triệu chứng đầu tiên của việc bị rối loạn lo âu đó là không thể kiên nhẫn hay tha thứ cho người khác. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp sẽ phải gánh chịu cơn thịnh nộ của bạn. Tuy nhiên, sau cùng thì chính bạn mới là người bị cảm xúc của mình giày vò nhiều nhất.
Quá khó để gánh vác tất cả những chuyện xảy ra trên thế giới chỉ bằng đôi vai của bạn. Do vậy, hãy chấp nhận bị tổn thương và yêu cầu sự giúp đỡ. Mất kiên nhẫn với chính mình và với người khác chính là dấu hiệu cho thấy bạn cần sống chậm lại.
Đứng ngồi không yên
[TBODY] [/TBODY]
Không thể ngồi yên một chỗ là dấu hiệu rõ ràng của việc bạn đang bị căng thẳng, rối loạn lo âu. Bạn nói nhiều, liên tục vò đầu bứt tai, xoa tay, đi đi lại lại hay đầu óc rối bời bởi rất nhiều suy nghĩ.... Phải dừng lại ngay nếu không, căng thẳng sẽ kiểm soát bạn.
Thi thoảng, tâm trí là kẻ thù đáng sợ nhất. Bởi lẽ, khi mang tâm trạng lo lắng và bản thân không thể tự thư giãn bằng việc đọc một cuốn sách, đi dạo hay nghe nhạc thì chứng tỏ rằng, nỗi sợ và lo âu đang bao trùm toàn bộ tâm trí của bạn.
rối loạn lo âu sẽ khiến cho cảm xúc của chúng ta bị xáo trộn và dần dần sẽ gây tác động xấu tới những bộ phận khác trên cơ thể.
Suy nghĩ nhiều và không thể dừng lại
[TBODY] [/TBODY]
Nếu không thể dừng suy nghĩ về công việc, tài chính và các vấn đề khác trong một khoảng thời gian nhất định để tìm kiếm sự cân bằng thì điều này chứng tỏ, bạn đang để cho căng thẳng kiểm soát cuộc sống của mình.
Mark Twain đã từng nói: "Lo lắng giống như việc phải trả một khoản nợ mà bạn không hề nợ". Bạn không thể nào tìm ra giải pháp cho tới khi bạn tách mình ra khỏi vấn đề.
Nếu cứ mãi để cho căng thẳng lấn át thì tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn mắc phải những vấn đề về tâm lý và gây tổn hại tới cơ thể.
Sợ hãi một các vô lý
[TBODY] [/TBODY]
Một dạng khác của rối loạn lo âu đó là sợ hãi, bị ám ảnh bởi những thứ tưởng chừng vô hại như sợ độ cao, sợ động vật, sợ đám đông,…Trong thực tế, người bệnh có thể không phát hiện ra cho đến khi họ phải đối mặt với một tình huống cụ thể và họ không có khả năng khắc phục nỗi sợ hãi. Chẳng hạn như một người sợ rắn vẫn cảm thấy bình thường trong nhiều năm. Đột nhiên đứa con của họ muốn đi căm trại, họ nhận ra mình bị ám ảnh sợ hãi với suy nghĩ có thể gặp rắn, sau đó, bệnh nhân phải vào viện để điều trị rối loạn lo âu.
Bệnh đường ruột mãn tính
[TBODY] [/TBODY]
Rối loạn lo âu là căn bệnh bắt đầu trong tâm trí những lại được thể hiện thông qua các triệu chứng thể chất, như các bệnh đường tiêu hóa mãn tính. Thường gặp nhất ở người bệnh là hội chứng ruột kích thích – một tình trạng đặc trưng bởi đau bụng, chuột rút, đầy hơi, tóa bón hoặc tiêu chảy,…
Hội chứng ruột kích thích không phải lúc nào cũng liên quan đến sự lo lắng nhưng cả hai thường xuất hiện cùng nhau và làm cho bệnh kia trở nên tồi tề hơn. Đường ruột là cơ quan rất nhạy cảm với Stress và các bệnh tâm lý, ngược lại, các vấn đề tiêu háo mạn tính cũng có thể là nguyên nhân làm cho người cảm thấy lo lắng hơn.
Tự nghi ngờ
[TBODY] [/TBODY]
Hay hoài nghi và suy đoán là một biểu hiện phổ biến của chứng rối loạn lo âu. Người bệnh thường xuyên đặt ra những câu hỏi như ‘liệu tôi có bị đồng tính’, ‘tôi bị điên’, ‘anh ấy có yêu tôi không’,…người bệnh không chắc chắn câu trả lời và biến nó thành nỗi ám ảnh.
Rối loạn giấc ngủ
[TBODY] [/TBODY]
Mọi sự biến động trong chu kỳ giấc ngủ, bao gồm ngủ quá nhiều do kiệt sức hay buồn ngủ đều cần phải được quan tâm đúng mức. Thiền, tập thể dục và một chế độ ăn uống lành mạnh là những giải pháp phù hợp.
Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là bạn cần tìm ra gốc rễ của vấn đề. Có phải bạn lo lắng quá nhiều vào buổi tổi? Khi ngủ, bạn có thường xuyên gặp ác mộng? Hay những gì xảy ra trong ngày lại được tái hiện trong tiềm thức của bạn?
Liên tục buồn ngủ hoặc thiếu ngủ đều có những tác động không tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là làm mất đi trạng thái yên bình của tâm trí. Đồng thời đây cũng là một trong những thứ đầu tiên bị ảnh hưởng nếu bạn bắt đầu bị rối loạn lo âu.
Cân nặng giảm sút
Bạn có thường xuyên bỏ bữa hay ăn quá nhiều?
Sự thay đổi trong khẩu vị ăn uống chính là tín hiệu cho thấy con người bạn, cả thể xác, tinh thần và cảm xúc đang thay đổi. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, nó sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại và một số người sẽ bắt đầu tăng cân rất nhanh. Trong khi đó, nhiều người khác lại bị giảm cân đáng kể nếu quá lo lắng.
Theo các nhà khoa học, khi bị rối loạn lo âu, các tế bào không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Bên cạnh đó, do thực phẩm chính là nguồn cung cấp năng lượng nên bất cứ thứ gì bạn đưa vào cơ thể cũng phản ánh cách mà cơ thể sẽ thực hiện các chức năng của mình. Minh chứng là khi ăn quá nhiều đồ ngọt hay thiếu chất dinh dưỡng thì cơ thể đều có những thay đổi rõ rệt.
Cơ thể cũng giống như một cỗ máy vậy và cách mà chúng ta đối xử với nó đều được dựa trên năng lực tinh thần trong việc kiểm soát các vấn đề cảm xúc.
Lúc nào cũng cảm thấy đói
Trong một số trường hợp, cảm giác đói liên tục có thể liên quan đến căng thẳng thần kinh. Căng thẳng khiến não tiết ra hoóc-môn như adrenaline có tác dụng kích thích cơ bắp và có thể gây ra kích động mạnh.
Khi tác dụng của adrenaline tiêu tan, cortisol sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể để bổ sung năng lượng dự trữ bằng thức ăn. Điều này trở thành vấn đề khi nguồn năng lượng không phát sinh từ hoạt động thể chất cường độ cao (như chạy marathon). Cơ chế sinh học của cơ thể đã lập trình để gửi tín hiệu về nhu cầu ăn uống ngay cả khi cơ thể thực sự không cần.
Bạn có thể lấy lại được sự thoải mái sau khi bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng chất béo và đường. Các chất này kích thích dẫn truyền thần kinh gây khoái cảm trong não và cho bạn cảm thấy mãn nguyện tạm thời.
Đó là lý do bạn sẽ không thể cưỡng lại được cốc kem to đùng trong những ngày bị căng thẳng. Và không phải chỉ có mình bạn như vậy. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Tâm lý Mỹ đã phát hiện ra rằng trong 1 nhóm gồm 3000 người lớn thì 40% trong số đó kiểm soát căng thẳng bằng cách ăn.
Bạn không còn cảm thấy tập trung vào bất cứ việc gì
Trong thời gian ngắn, căng thẳng có thể thúc đẩy bộ não của bạn tiết ra hoóc-môn thúc đẩy trí nhớ và khả năng tập trung. Tuy nhiên căng thẳng kéo dài sẽ gây ra tác dụng ngược lại và gây mất khả năng tập trung trong công việc hoặc tệ hơn là cả trong lúc lái xe. Theo trung tâm y tế của Đại học Maryland, trong trường hợp nặng, hoóc-môn stress (cortisol) ở nồng độ cao có thể gây suy giảm trí nhớ.

Khó chịu trong dạ dày
Đó là khi dạ dày của bạn đang phản ứng dữ dội. Đau bụng và bị chuột rút là những dấu hiệu phổ biến của căng thẳng và lo lắng. Nếu bạn phát hiện ra một loạt các dấu hiệu như đau bụng, táo bón, đầy hơi và tiêu chảy thì rất có thể bạn đang bị hội chứng kích thích ruột. Theo nhiều nghiên cứu, đây là hội chứng do căng thẳng gây ra.
Nhiều nhà nghiên cứu đã thử thiết lập mối liên hệ giữa hội chứng ruột kích thích và tác động của căng thẳng lên hệ thống miễn dịch.
Theo Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm của Mỹ, 50-90% những người bị hội chứng ruột kích thích cũng gặp một số vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu tổng quát hoặc trầm cảm. Nếu bạn nghi ngờ mình bị mắc hội chứng ruột kích thích, hãy liên hệ với bác sĩ để có phương pháp điều trị cả về thể chất và tâm lý
 

Linhheo

Khách hàng Phòng khám & Xét nghiệm
Thành viên Ưu tiên
Em cũng trải qua thời kì lo lắng y chang, do bị chờ đợi kết quả từ pasteur nên ám ảnh 1 tuần, rồi nhận được kq âm tính mới đầu em vui ko nghĩ gì cả, được 1 tuần em lại lo ko biết kq đó bv kia chuyển máu đi pasteur có đúng ko, xong em lại lo tới dụ em đi khám phụ khoa kiểm tra STDs ở bv da liễu, xog em cứ thấy ở báo đài nhắc HIV là em thấy tái mét mặt, em nghi ngờ đi khám phụ khoa cũng ko an toàn, nhìn đâu cũng sợ, rồi lo sau này có thai test HIV lại có vấn đề, em cũng nghĩ mình bị bệnh tâm lí mất rồi!
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Những gì em trình bày do tâm lý thôi em, quan trọng là kết quả xét nghiệm âm tính.
 

Thanh Hoang vũ

Khách hàng Phòng khám & Xét nghiệm
Thành viên Ưu tiên
Những gì em trình bày do tâm lý thôi em, quan trọng là kết quả xét nghiệm âm tính.
Con củng đang gặp phải bác sĩ ơi con sụt ký chán ăn con bj nặng lắm bác sĩ ơi huhu
 

Hettatca

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
Hettatca củng vậy hơn 1 năm rồi , mà H củng sợ , do triệu chứng quá nhiều cứ chiều chiều sốt nhẹ , ho , đau lưng , ko hiểu nổi ln
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Hettatca củng vậy hơn 1 năm rồi , mà H củng sợ , do triệu chứng quá nhiều cứ chiều chiều sốt nhẹ , ho , đau lưng , ko hiểu nổi ln
Triệu chứng do nhiều nguyên nhân, nếu đã xét nghiệm HIV âm tính thì triệu chứng không liên quan nhe em.
 

Tmbang95

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
Thành viên Chưa Xác Thực
Hettatca củng vậy hơn 1 năm rồi , mà H củng sợ , do triệu chứng quá nhiều cứ chiều chiều sốt nhẹ , ho , đau lưng , ko hiểu nổi ln
Sốt hay ớn lạnh, thôi đi xn đi cho chắc, em xn 84 ngày âm tính mà vẫn thấy ớn lạnh đây.
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Nếu có triệu chứng mà sợ nhiễm HIV thì các bạn cứ mạnh dạng đi xét nghiệm để xả stress nhé.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top