08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
CHỦ ĐỀ TẬP HUẤN: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS (PHẦN 2)

Giảng viên: BS.CK1. Bùi Thanh Bình

Học viên: nhân viên tiếp cận cộng đồng


Mục tiêu giảng dạy:
Làm cho học viên nắm được những kiến thức cơ bản về dự phòng HIV/AIDS.

Mục tiêu học tập: Sau phần này học viên sẽ được nâng cao kiến thức về các biện pháp dự phòng HIV/AIDS.

Nội dung chính:
· Các đường lây truyền của HIV
· HIV không lây truyền qua muỗi đốt, qua không khí hoặc qua tiếp xúc thông thường trong gia đình
. Có thể dự phòng lây truyền HIV bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết sinh dục của người nhiễm.
· Dự phòng cần thiết ngay cả khi đã nhiễm
· Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời. Chưa có vacxin dự phòng HIV/AIDS
· HIV/AIDS là không chữa khỏi nhưng có thể điều trị được bằng ART
· ART làm giảm sự phát triển của virus và giúp người bệnh sống lâu và lành mạnh

HIV được lây truyền như thế nào?

HIV được lây truyền chủ yếu qua:
· Quan hệ tình dục có xâm nhập với người nhiễm HIV: quan hệ tình dục xâm nhập là khi bộ phận sinh dục của người này đi vào cơ thể hoặc tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục của người kia. Thông qua đó dịch sinh dục của hai người có cơ hội tiếp xúc với nhau hoặc sinh dục của người này tiếp xúc cả với dịch sinh dục và máu của người kia thông qua các vết thương hở tại bộ phận sinh dục.
· Tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm: khi máu của người nhiễm tiếp xúc với các vết thương hở hoặc máu (qua truyền máu, tiêm chích) của người không nhiễm. HIV không lây truyền nếu máu có chứa HIV chỉ tiếp xúc bề mặt da của người không nhiễm.
· Khi mẹ bị nhiễm mang thai, sinh con và cho con bú

Dựa trên 3 đường lây cơ bản, vậy các biện pháp dự phòng HIV là gì?:

Khi quan hệ tình dục:
o Tốt nhất là kiêng nhịn (rất khó)
o Nếu đã có gia đình, nên chung thuỷ một vợ một chồng
o Nếu quan hệ trước, sau hoặc trong hôn nhân, không nên quan hệ tình dục với nhiều người không rõ gốc gác, hoặc những người thuộc đối tượng nguy cơ cao như TCMT, MD, đồng giới, hoặc người thường xuyên mua dâm
o Luôn sử dụng BCS khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc đường hậu môn.
o Có thể thỏa mãn tình dục bằng các hành vi tình dục không xâm nhập: mát-xa, sờ mó, thủ dâm.
Khi buộc phải tiếp xúc với các hành vi liên quan đến máu:
o Nếu tiêm chích, không sử dụng lại hoặc dùng chung BKT và các dụng cụ tiêm, chích mà người TCMT khác đã hoặc đang dùng
o Không dùng chung các vật sắc nhọn xuyên chích qua da như dao cạo dâu, kìm bấm móng tay…
o Thận trọng khi nhận truyền máu, chỉ nên nhận máu đã qua sàng lọc và có xác nhận của cơ quan y tế
o Khi tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, thận trọng với những xô xát, va chạm mạnh như tai nạn giao thông, đâm chém.. Những va chạm gây xước sát đều là nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm.

Khi người mẹ nhiễm HIV mang thai, để tránh truyền HIV sang con, nên:
o Tham gia chương trình dự phòng ngay từ khi mang thai
o Không sinh đẻ bằng đường tự nhiên mà nên mổ đẻ
o Không cho con bú sữa của người mẹ bị nhiễm HIV

Lưu ý, cho dù HIV lây truyền qua đường nào thì vẫn cần lưu ý 4 nguyên lý cơ bản để HIV có thể xâm nhập cơ thể người.

4 nguyên lý cơ bản để HIV xâm nhập được cơ thể người là gì?

1. Có virus thoát ra khỏi người nhiễm
2. Virút phải đủ số lượng
3. Virút còn tồn tại
4. Virút xâm nhập vào cơ thể người khác qua máu và dịch tiết sinh dục

Thông điệp dự phòng HIV/AIDS:
  • Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm HIV và không thể biết một người có nhiễm HIV hay không chỉ qua bề ngoài
  • Để dự phòng cho mình và cho gia đình, cần cẩn trọng trong mọi hành vi có liên quan tới máu, quan hệ tình dục hoặc mang thai khi người mẹ đã nhiễm HIV
  • Tuy nhiên không phải hành vi nào cũng làm lây nhiễm HIV, vì vậy điều quan trọng là phải lưu ý đến các hành vi khiến bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với máu, hành vi quan hệ tình dục không an toàn và việc mang thai khi người mẹ đã nhiễm HIV.
HIV có lây truyền qua các tiếp xúc thông thường không?

· KHÔNG. Các nghiên cứu về tiếp xúc thông thường với người nhiễm HIV không cho thấy nguy cơ lây truyền HIV. Sử dụng chung những vật dụng trong gia đình như bệ xí, vòi hoa sen, hoặc thức ăn… với người nhiễm cũng không có nguy cơ lây nhiễm HIV.
· Nếu trong gia đình có người nhiễm, mọi sinh hoạt đều có thể diễn ra bình thường. Người nhiễm vẫn có thể nấu cơm cho mọi người trong nhà. Chỉ lưu ý rằng: người nhiễm nên sử dụng vật dụng cá nhân riêng, có nơi để riêng mà mọi người trong nhà đều nên được biết. Khi nấu ăn hoặc lao động nhẹ nhàng khác, người nhiễm nên đi găng tay tránh việc trầy xước trong quá trình lao động.

Cần nhớ: HIV KHÔNG lây truyền qua:
§ Không khí
§ Muỗi đốt
§ Tiếp xúc thông thường giữa những người trong gia đình hoặc ngoài xã hội

Như vậy, mặc dù HIV có thể lây qua khá nhiều hành vi không an toàn, nhưng lại không lây qua những tiếp xúc thông thường. Điều này nói lên rằng HIV hoàn toàn không khó dự phòng nếu chúng ta có ý thức gìn giữ, tránh xa những hành vi nguy cơ nêu ở phần trên. Mọi người không nên quá sợ hãi về nguy cơ lây nhiễm HIV mà cần hiểu đúng về mức độ nguy hiểm của căn bệnh đề phòng tránh một cách kịp thời và phù hợp.

Một người đã nhiễm HIV có cần thực hành các biện pháp dự phòng không?

Có. Người nhiễm HIV rồi vẫn cần dự phòng nhằm tránh:
- Nhiễm thêm chủng/typ HIV khác
- Bội nhiễm

· Nhiễm thêm chủng/typ HIV khác: HIV có nhiều tuýp khác nhau. Khi nhiễm, người nhiễm có thể chỉ bị nhiễm một túyp HIV. Nếu không tiếp tục dự phòng bằng việc duy trì hành vi an toàn, người nhiễm sẽ có thể tiếp tục nhiễm các túyp HIV khác làm cho sự tấn công của HIV vào cơ thể càng thêm mạnh mẽ và khả năng điều trị chống lại căn bệnh sẽ càng khó khăn và phức tạp. Nếu nhiễm typ HIV mà người bệnh nhiễm thêm lại là thể kháng thuốc thì sẽ rất nguy hiểm và dễ dẫn đết điều trị thất bại
· Bội nhiễm các mầm bệnh khác: Hành vi không an toàn trong quan hệ tình dục và tiếp xúc với máu sẽ làm người bệnh dễ nhiễm thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và lây truyền qua máu như HVC, HVB và các bệnh LTQĐTD. Khi cơ thể nhiễm HIV, hệ miễn dịch đã suy yếu, việc nhiễm thêm các bệnh trên sẽ làm cơ thể thêm suy yếu và khó có thể cùng một lúc chống đỡ lại cả AIDS và các bệnh khác.
· Cả hai tình trạng bội nhiễm và tái nhiễm đều ảnh hưởng tiêu cực đến việc điều trị nhằm duy trì và kéo dài cuộc sống của người nhiễm.

Tại sao mọi người tiêm vacxin phòng ngừa bại liệt mà lại không tiêm vacxin phòng ngừa HIV?

- Hiện nay chưa có vacxin phòng ngừa HIV mặc dù ngành y học thế giới đã và đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra loại vacxin phòng HIV.
- Việc tìm ra vacxin phòng ngừa HIV khó hơn rất nhiều so với các bệnh khác vì: HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người vì vậy việc nghiên cứu và thử nghiệm virut không thể chỉ tiến hành trên động vật mà cần có sự khẳng định trên cơ thể người. Việc thí nghiệm trực tiếp trên cơ thể người là vấn đề rất lớn liên đến đạo đức nghề nghiệp trong y khoa đặc biệt khi bệnh lại chưa có thuốc chữa khỏi như bệnh AIDS. Ngoài ra virus HIV cũng biến đổi liên tục nên cũng khó chế tạo vacxin
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top