08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Tập huấn: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS (PHẦN 1)

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
CHỦ ĐỀ TẬP HUẤN: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS (PHẦN 1)

Giảng viên: BS.CK1. Bùi Thanh Bình

Học viên: nhân viên tiếp cận cộng đồng

Mục tiêu giảng dạy:

Giúp học viên hiểu và có kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

Mục tiêu học tập: Sau phần này, học viên sẽ được nâng cao kiến thức về HIV/AIDS

Nội dung chính:

· HIV là một loại vi rút, nhiễm HIV sẽ dẫn đến căn bệnh AIDS nếu không điều trị bằng ARV.
· Nhiễm HIV/AIDS có nhiều giai đoạn, chẩn đoán nhiễm HIV dương tính không có nghĩa là bị AIDS.
· Chỉ có xét nghiệm mới xác định được có bị nhiễm HIV hay không

HIV là gì? AIDS là gì?

HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Nó vô cùng nhỏ bé nên chỉ có thể nhìn thấy được qua kính hiển vi điện tử. HIV xâm nhập vào cơ thể và tấn công hệ thống miễn dịch làm cho người nhiễm HIV dễ mắc các bệnh cơ hội, ung thư và dẫn đến tử vong.

AIDS là Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải. Hội chứng là tổng hợp một loạt các triệu chứng bệnh lâm sàng do cùng một nguyên nhân đặc biệt gây ra. Trong trường hợp bệnh AIDS, nguyên nhân gây bệnh là HIV.

Có phải HIV đồng nghĩa với AIDS không? Nếu không, sự khác nhau giữa HIV và AIDS là gì?

HIV làm tổn thương hệ miễn dịch của cơ thể do vậy làm cho cơ thể mất khả năng chống lại bệnh tật và các nhiễm trùng khác. Sự suy giảm hệ thống miễn dịch là hậu quả của việc HIV phá hủy các tế bào có chức năng chống lại các nhiễm trùng, dẫn tới một số bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển. Sự có mặt của HIV trong cơ thể người nhiễm không có nghĩa là người đó đã bị AIDS. Một người mang HIV trong mình nhiều năm vẫn có thể không có các triệu chứng lâm sàng xác định là bị AIDS.

Cần nhớ:
§ HIV là Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
§ AIDS là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
§ HIV không đồng nghĩa với AIDS

Các giai đoạn của nhiễm HIV?

Giai đoạn sơ nhiễm (Còn gọi là giai đoạn chuyển đổi huyết thanh). Nhiều người nhiễm HIV có thể không biết là họ bị nhiễm. Một số người có thể trải qua “giai đoạn sơ nhiễm” trong vòng từ 2-6 tuần sau khi nhiễm, nhưng rất nhiều người không trải qua giai đoạn này. Những triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng thường không đặc hiệu như:
· Mệt mỏi,
· Sốt,
· Phát ban,
· Tiêu chảy, vv...
Những triệu chứng này thường giống với triệu chứng của một số bệnh thông thường như cảm cúm, sốt hoặc đau họng, đau đầu.
Điều quan trọng là phải lưu ý đến mức độ trầm trọng của những triệu chứng đó. Rất nhiều người nhiễm cho biết họ đã trải qua “giai đoạn sơ nhiễm” này khác với tình trạng cảm cúm thông thường. Tuy nhiên những triệu chứng trong “giai đoạn sơ nhiễm” không phải là chỉ số tin cậy về sự hiện diện của HIV trong cơ thể. Sau từ 2 –6 tuần kể từ khi bị nhiễm HIV, kháng thể HIV mới xuất hiện trong huyết thanh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phải sau 12 tuần hoặc hơn thì kháng thể HIV mới xuất hiện trong huyết thanh do vậy giai đoạn này còn được gọi là “thời kỳ cửa sổ”.

Sau “giai đoạn sơ nhiễm”, hệ thống miễn dịch tiếp tục bị HIV phá huỷ trong nhiều tháng hoặc nhiều năm mà vẫn không có biểu hiện triệu chứng. Giai đoạn này còn được gọi là “giai đoạn nhiễm không triệu chứng”. Thời gian này, phần lớn người nhiễm trông vẫn bình thường khoẻ mạnh. Không thể xác định được người nhiễm nếu không được xét nghiệm HIV. Một số người nhiễm trong giai đoạn này có thể có hiện tượng sưng hạch bạch huyết.

Cuối cùng, bệnh sẽ diễn biến đến “giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng”. Giai đoạn kể từ khi nhiễm HIV cho đến khi xuất hiện các triệu chứng có sự khác nhau giữa các người nhiễm và giữa các vùng miền, nhưng thường kéo dài trong 5 năm. Một số biểu hiện bệnh của “giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng” thường là:
· Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể
· Sốt kéo dài trên một tháng
· Xuất hiện nấm tưa (candidiasis) ở bộ phận sinh dục
· Tiêu chảy kéo dài trên một tháng,
· Vv...

AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS rất đa dạng và phong phú.

Cần nhớ:
§ Giai đoạn sơ nhiễm: ngắn, ngay sau khi bị nhiễm
§ Nhiễm không triệu chứng: có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm, thường không có dấu hiệu mắc bệnh
§ Nhiễm HIV có triệu chứng
§ AIDS là giai đoạn cuối, trầm trọng của quá trình nhiễm HIV

Nếu một người mang HIV trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi xuất hiện các triệu chứng, làm thế nào chúng ta biết được người đó có nhiễm HIV hay không?

Nhìn bề ngoài không biết được ai là người bị nhiễm HIV, muốn biết có bị nhiễm hay không, cần phải xét nghiệm máu.
HIV được phát hiện khi làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV. Khi vi rút xâm nhập vào cơ thể, kháng thể sẽ được sinh ra để kháng lại vi rút đó. Để khẳng định một người nhiễm HIV cần tiến hành xét nghiệm theo phương cách 3 (làm 3 xét nghiệm với 3 loại sinh phẩm có nguyên lý khác nhau trên cùng một mẫu máu). Nếu cả 3 xét nghiệm đều có kết quả dương tính thì người đó được khẳng định là nhiễm HIV. Ngoài ra, có thể xét nghiệm PCR hoặc tìm kháng nguyên p24 của HIV trong máu để phát hiện nhiễm HIV sớm hơn.

Giai đoạn cửa sổ là gì? Điều này có ý nghĩa như thế nào?

Khi một người bị phơi nhiễm rồi nhiễm HIV, kháng thể kháng HIV không xuất hiện ngay lập tức. Thay vào đó, có một giai đoạn để cơ thể sản xuất ra kháng thể. Giai đoạn này được gọi là “giai đoạn cửa sổ”, do đó xét nghiệm HIV vào thời gian này để tìm ra kháng thể sẽ cho kết quả âm tính. Khoảng thời gian từ thời điểm bắt đầu nhiễm đến lúc phát hiện được kháng thể trong máu rất khác nhau. Nhìn chung, kháng thể sẽ xuất hiện trong vòng 45 ngày sau khi nhiễm vi rút (6 tuần) nhưng một số trường hợp có thể kéo dài đến 3 tháng, và đôi khi, lên đến 6 tháng (ít gặp). Do đó kết quả âm tính trong giai đoạn này không thể kết luận là người đó không bị nhiễm HIV. Sau khi kết thúc “giai đoạn cửa sổ” cần xét nghiệm lại lần 2 để khẳng định người đó có bị nhiễm HIV hay không.

Cần nhớ:
§ Xét nghiệm tìm kháng thể HIV theo phương cách III (hay còn gọi là xét nghiệm 3 phương pháp)
§ Giai đoạn cửa sổ thường là 6 tuần, nhưng có thể kéo dài đến 3 tháng, và đôi khi đến 6 tháng (ít gặp).
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top