08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Tài liệu xét nghiệm HIV ở Việt Nam - Bộ Y tế

Thiên Long

Chia sẻ vì cộng đồng
Tình nguyện viên
Cần tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV trong 72 giờ đầu hoặc điều trị HIV bằng thuốc ARV có thể liên hệ Phòng khám Bác sĩ Bình (ĐT: 08.28.98.08.08) để được bác sĩ tư vấn miễn phí và có thể chỉ định phác đồ phù hợp cho bạn sau khi có kết quả xét nghiệm HIV, gan, thận. Cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận trước khi dùng thuốc phơi nhiễm hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh có thể liên hệ Phòng xét nghiệm Hùng Vương (ĐT: 0919.809.577). Mọi sự tư vấn trực tiếp tại Phòng xét nghiệm114/2 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM đều được miễn phí.





Bộ y tế.

http://upfile.vn/_qBmMTBCNQFQ/tai-lieu-tu-van-xet-nghiem-HIV-final-2-pdf.html
BÀI 3 GIỚI THIỆU VỀ XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN HIV

MỤC TIÊU Bài học này sẽ giới thiệu các kiến thức cần thiết về xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV. Cụ thể, sau bài học này học viên có thể: 1. Trình bày được khái niệm, mục đích, tầm quan trọng, lợi ích của xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV. 2. Trình bày về các phương pháp xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV. 3. Trình bày tóm tắt về hệ thống cơ sở xét nghiệm HIV tại Việt Nam.

NỘI DUNG.
Trong lĩnh vực HIV, xét nghiệm đóng vai trò quan trọng, là phương pháp duy nhất để phát hiện người nhiễm HIV. Xét nghiệm là cửa ngõ giới thiệu người nhiễm đến các cơ sở chăm sóc và điều trị. Để đạt được mục tiêu 90-90-90 do UNAIDS đề ra, tăng cường hoạt động xét nghiệm là cấp thiết. Việt nam đang triển khai hàng loạt các giải pháp để đảm bảo thực hiện mục tiêu này, trong đó có việc đa dạng hóa các mô hình và hình thức xét nghiệm. Ví dụ, thí điểm xét nghiệm HIV tại cộng đồng như xét nghiệm do cán bộ y tế xã hay do nhân viên y tế thôn bản thực hiện, xét nghiệm HIV do cán bộ không chuyên như nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện… Bộ Y tế đã có kế hoạch và đã triển khai các mô hình thí điểm xét nghiệm HIV tại cộng đồng và dựa vào cộng đồng .
Việc lựa chọn xét nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục đích xét nghiệm, thời điểm phơi nhiễm, đối tượng và tỷ lệ nhiễm HIV trong quần thể. Hiện tại có nhiều loại xét nghiệm phục vụ công tác phòng chống HIV/AIDS như: xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV, xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi, xét nghiệm đếm tế bào lympho T-CD4, xét nghiệm đo nồng độ HIV-1 và xét nghiệm định gen kháng thuốc HIV theo dõi điều trị và giám sát kháng thuốc HIV. Bài viết này tập trung cung cấp thông tin cơ bản về xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV với mục đích sàng lọc và chẩn đoán nhiễm HIV nhằm giúp cán bộ tư vấn thực hiện tốt công tác tư vấn xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế.
1. Khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của xét nghiệm chẩn đoán HIV
Xét nghiệm chẩn đoán HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người . Xét nghiệm HIV được thực hiện với các mục đích chính sau đây:
- Chẩn đoán nhiễm HIV: xác định tình trạng nhiễm HIV của người được làm xét nghiệm.
- An toàn truyền máu và cấy ghép mô, nội tạng: xét nghiệm sàng lọc HIV để đảm bảo an toàn truyền máu và các chế phẩm của máu, cấy ghép mô và nội tạng, cho tinh dịch, trứng, phôi.
- Giám sát dịch tễ HIV/AIDS: xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong một số nhóm quần thể nhất định theo thời gian và địa điểm nhằm theo dõi sự phân bố, chiều hướng phát triển của dịch nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
2. Các phương pháp xét nghiệm phát hiện HIV.
Về nguyên tắc, có thể chia xét nghiệm chẩn đoán HIV ra làm hai loại chính: phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp.
2.1. Phương pháp gián tiếp.
2.1.1. Khái niệm:
Phương pháp xét nghiệm gián tiếp là phương pháp phát hiện sự hiện diện của kháng thể kháng HIV trong máu hoặc các dịch tiết để xác định tình trạng nhiễm HIV. Tìm kháng thể kháng HIV để xác định tình trạng nhiễm là phương pháp thông thường được sử dụng trong giám sát dịch tễ và chẩn đoán nhiễm HIV ở người lớn và trẻ trên 18 tháng tuổi. Khi HIV xâm nhập vào cơ thể người, thường phải cần đến 6 tuần để sản xuất ra kháng thể HIV, nhưng rất hiếm có khi phải mất đến 3 tháng. Giai đoạn này được coi là “giai đoạn cửa sổ”. Cần chú ý rằng, trong giai đoạn cửa sổ, người bị nhiễm HIV có thể có kết quả âm tính với xét nghiệm phát hiện kháng thể HIV thông thường. Kháng thể kháng HIV được truyền từ mẹ sang trẻ và tồn tại trong máu trẻ trong khoảng 18 tháng sau sinh. Vì vậy, trẻ dưới 18 tháng tuổi có thể có kết quả xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính ngay cả khi chúng không có virus. Từ 18 tháng tuổi trở đi, mọi kháng thể trong máu của trẻ là do cơ thể chúng sản xuất ra chứ không còn là kháng thể truyền từ mẹ sang nữa. Do đó, trẻ trên 18 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính sẽ có nhiều khả năng là dương tính thật. Mặt khác, chẩn đoán sớm HIV là yếu tố tiền đề quan trọng đối với điều trị ARV sớm, từ đó giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ. Do sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên HIV tiến triển nhanh ở trẻ em. Nếu không được điều trị sớm HIV, gần 50% trẻ nhiễm HIV sẽ chết trước hai tuổi. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo, trẻ phơi nhiễm cần chẩn đoán sớm HIV trước hai tháng tuổi và tốt nhất trong giai đoạn 4- 6 tuần tuổi sau sinh. Trong giai đoạn này, thay vì sử dụng các phương pháp gián tiếp, trẻ được chẩn đoán HIV bằng phương pháp trực tiếp - PCR (Polymerase Chain Reaction).
Phương pháp trực tiếp
2.2.1 Khái niệm Phương pháp này nhằm trực tiếp tìm tác nhân gây bệnh, hay còn gọi chung là xét nghiệm virus học, bao gồm: - Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào - Phát hiện các axit nucleotit của virus, bao gồm HIV-AND provirus (có trong tế bào nhiễm) và HIV – ARN virus (huyết tương) hoặc của AND provirus (tế bào nhiễm) - Phát hiện kháng nguyên trong máu p24. Xét nghiệm phát hiện trực tiếp HIV thường được tiến hành trong các trường hợp sau: 1/ đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi, 2/ các trường hợp chẩn đoán sớm nhiễm HIV trong giai đoạn cửa sổ hoặc 3/ khi xét nghiệm bằng phương pháp gián tiếp tìm kháng thể có kết quả không xác định. Đây là các xét nghiệm có chi phí cao, kĩ thuật phức tạp.
2.2.2. Phân loại
a. Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào Phương pháp phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào rất đặc hiệu nhưng giá thành cao và chỉ được thực hiện tại các phòng xét nghiệm có đủ trang thiết bị kỹ thuật cần thiết. Ngày nay các kỹ thuật nuôi cấy phân lập virus chủ yếu được dùng cho mục đích nghiên cứu các đặc tính sinh học của virus, xác định tình trạng kháng thuốc…
b. Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) Kỹ thuật xét nghiệm PCR tìm ADN tiền virus trong máu trong các tế bào nhiễm hiện đang được sử dụng phổ biến và được coi là một phương pháp chuẩn. Xét nghiệm PCR là phương pháp chẩn đoán HIV ở trẻ sơ sinh. Phản ứng PCR là một kỹ thuật cho phép khuyếch đại một lượng rất nhỏ phân tử ADN ban đầu với các mồi đặc hiệu nhờ hoạt động của men ADN polymerase. Đây là xét nghiệm có độ nhạy cao, nhưng rất phức tạp, chi phí cao, đòi hỏi các thiết bị và phòng thí nghiệm đầy đủ tiêu chuẩn. Hiện nay, bên cạnh xét nghiệm sử dụng mẫu máu toàn phần, kỹ thuật xét nghiệm PCR còn được thực hiện trên mẫu máu khô (Dried Blood Spot - DBS). Đây là một bước phát triển đáng kể và có tính khả thi cao tại Việt nam trong các điều kiện lấy mẫu, vận chuyển mẫu và lưu giữ phức tạp.
c. Xét nghiệm tìm kháng nguyên p24 Kháng nguyên p24 là protein quan trọng cấu thành lõi virus, bao bọc các chất liệu di truyền. Sự có mặt kháng nguyên p24 là một chỉ số phản ánh trực tiếp sự nhân lên của virus. Kháng nguyên p24 tồn tại dưới dạng tự do hoặc trong phức hợp kháng nguyên - kháng thể. Phát hiện kháng nguyên p24 thường được sử dụng trong các trường hợp sau: - Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh.
- Phát hiện sớm giai đoạn mới nhiễm HIV: trong giai đoạn đầu mới nhiễm HIV, kháng nguyên p24 có thể được phát hiện trước khi có sự chuyển đổi huyết thanh ở giai đoạn cửa sổ.
- Theo dõi diễn tiến nhiễm HIV: kháng nguyên p24 có thể được phát hiện rất sớm ở giai đoạn mới nhiễm. Cùng với sự xuất hiện kháng thể, nồng độ kháng nguyên p24 tự do trong máu giảm. Ở giai đoạn cuối, cùng với sự giảm kháng thể kháng p24, sự tái xuất hiện và gia tăng nồng độ p24 tự do là một tiên lượng chuyển sang giai đoạn AIDS.
- Theo dõi đáp ứng điều trị với thuốc kháng virus. - Phát hiện có sự nhân lên của virus trong nuôi cấy tế bào.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top