08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Triệu chứng và thời gian xét nghiệm HIV của Paul E. Sax,MD

thinhhoang

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
NHIỄM HIV CẤP TÍNH (TIÊN PHÁT)

A. Mô tả

Bệnh lâm sàng cấp tính kèm theo mắc HIV tiên phát, xuất hiện 1-4 tuần sau lây truyền virus (dao động: 6 ngày đến 6 tuần). Các triệu chứng xuất hiện ở 50-90% trường hợp, nhưng thường nhầm với cúm, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân hoặc hội chứng nhiễm virus không đặc hiệu khác. Các triệu chứng nặng hơn có thể có tương quan với điểm ngưỡng virus cao hơn và tiến triển bệnh HIV nhanh hơn. Kể cả khi không điều trị, phần lớn bệnh nhân hồi phục, tương ứng với việc đã có đáp ứng miễn dịch có hiệu quả một phần và mất những tế bào CD4 mẫn cảm.

B. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt bao gồm EBV, CMV, viêm gan virus, nhiễm Enterovirus, giang mai 2, bệnh do Toxoplasma, HSV có hồng ban đa dạng, phản ứng thuốc, bệnh Behcet, Lupus cấp.

C. Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng thường thể hiện sự lan tỏa theo đường máu của virus tới các vị trí lưới bạch huyết và thần kinh:
+ Sốt (97%).
+ Viêm họng (73%). Điển hình thì không xuất tiết (khác với EBV thường có xuất tiết).
+ Phát ban (77%). Ngoại ban dát sẩn do virus trên mặt và thân mình là hay gặp nhất, nhưng có thể có ở các chi, bàn tay và bàn chân.
+ Đau khớp/đau cơ (58%).
+ Các triệu chứng thần kinh (12%). Đau đầu hay gặp nhất. Bệnh lý thần kinh, liệt Bell và viêm não màng não là hiếm nhưng có thể tiên đoán kết cục xấu hơn.
+ Loét miệng/sinh dục, tưa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sụt cân.
TIẾP CẬN XÉT NGHIỆM HIV (Hình 5.2)

A. Các xét nghiệm kháng thể HIV chuẩn.

Phần lớn bệnh nhân sinh kháng thể HIV trong vòng 6-8 tuần sau phơi nhiễm; một nửa sẽ có xét nghiệm kháng thể dương tính trong 3-4 tuần và gần 100% sẽ có kháng thể phát hiện được vào tháng thứ 6.

1. ELISA. Xét nghiệm sàng lọc thông thường. Tất cả các kết quả dương tính đều phải được khẳng định bằng Western blot hoặc các xét nghiệm khác đặc hiệu hơn.

2. Western blot. Tiêu chí phiên giải kết quả của CDC: dương tính: ít nhất có hai vạch sau: p24, gp41, gp160/120; âm tính: không có vạch nào; không xác định: có bất kỳ vạch HIV nào nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn dương tính.

3. Hiệu suất xét nghiệm. Phương pháp chuẩn là sàng lọc bằng ELISA và khẳng định bằng Western blot.

a. ELISA âm tính: Không cần Western blot (ELISA độ nhạy 99,7%, độ đặc hiệu 98,5%). Làm HIV RNA nếu nghi nhiễm HIV cấp tính.

b. ELISA dương tính: Khẳng định bằng Western blot. Khả năng ELISA và Western blot cùng dương tính giả là cực thấp (< 1/140.000). Không có vạch p31 có thể gợi ý Western blot dương tính giả.

c. ELISA/Western blot ngoài dự kiến: Làm lại xét nghiệm để loại trừ lỗi giấy tờ/máy tính

4. Western blot không xác định. Vấn đề lâm sàng thường gặp, ảnh hưởng đến 4-20% các ELISA dương tính. Thường do chỉ có vạch đơn p24 hoặc các vạch khác yếu. Nguyên nhân bao gồm đang chuyển đảo huyết thanh, bệnh HIV tiến triển mất đáp ứng kháng thể, kháng thể phản ứng chéo do mang thai, truyền máu, ghép tạng, tự kháng thể của bệnh mạch máu collagen, nhiễm HIV-2, vắc xin cúm hoặc được dùng vắc xin HIV. Ở những bệnh nhân nguy cơ thấp, kết quả không xác định gần như không bao giờ có nhiễm HIV thực sự. Do nói chung thì đang chuyển đảo huyết thanh liên quan nồng độ HIV RNA cao nên khuyến cáo là làm xét nghiệm HIV RNA.

Hình 5.2. Tiếp cận xét nghiệm HIV
() = xét nghiệm âm tính; (+) = xét nghiệm dương tính.
* Xuất hiện 1-4 tuần sau lây truyền virus. Phần lớn bệnh nhân có hội chứng virus (sốt, viêm họng ± phát ban/đau khớp), thường lẫn với cúm và do đó bị bỏ qua.
** HIV RNA trong nhiễm HIV cấp tính sẽ rất cao (thường > 100.000 bản sao/mL).
+ Tất cả xét nghiệm ELISA dương tính phải khẳng định bằng Western blot; xét nghiệm này thường làm tự động ở các phòng xét nghiệm lâm sàng.
++ Có thể là người không tiến triển lâu dài hoặc do lỗi của phòng xét nghiệm.

Người dịch
ThS. BS. Nguyễn Quốc Thái
Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: http://www.amazon.com/HIV-Essentials-2014-Paul-Sax/dp/1284051005
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top