08.28.98.08.08
  • NGỪA HIV KHẨN CẤP: Nếu bạn Quan hệ tình dục không an toàn sợ lây nhiễm HIV hãy liên hệ Bác sĩ Bình tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV khẩn cấp trước 72 giờ (PEP) kể từ khi xảy ra nguy cơ có thể lây nhiễm; Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc đăng ký điều trị HIV bằng thuốc ARV tự túc, bảo mật thông tin. Liên hệ Hotline 0828980808 - Bác sĩ Bình: từ 7h00 đến 22h00 mỗi ngày kể cả Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật.

Lo sợ sử dụng kim tiêm đã sử dụng để lấy máu xét nghiệm

Gấu

Khách hàng Phòng khám & Xét nghiệm
Thành viên Ưu tiên
Nguồn: https://www.medhelp.org/posts/HIV---Prevention/HIV-in-Blood/show/1166346

Question:
Dear Dr.

I really appreciate the great work you do here and are very knowledgeable in terms of HIV and that is why i want to ask a question which has always bothered me but never bother asking as i felt it would have been thought of as a stupid question.

I know this rarely happens but again it has happened i believe in Nevada and by a dentist which infected his patients. I went for a HIV blood test and i was not sure if the needle used was brand new, it was placed into vacutainer i was poked in vein for blood and a sucking tube was then attached to pull my blood. If in the rare case the needle was used to draw blood from a HIV positive patient before me.

1. Can i get infected?
2. Even if there was HIV blood in the needle hollow it would not have gotten into my blood stream due to my blood being pulled rather then a fluid being injected into my veins?
3. Would blood if left in the hollow part of needle and i was then injected to draw blood would automatically stream down into my bood stream or does it stay tightly in the hollow part until pushed out with a fluid?
4. If there was HIV blood in the hollow part of the needle and my blood was drawn and it got sucked into the blood collection tube along with my blood which was HIV negative, during lab testing would the test be reactive?
5. What happens when HIV negative blood is mixed with another persons HIV positive blood and the then the sample tested?
6. How accurate is HIV lab testing (HIV 1/2 Screen MEIA) in Canada to detect HIV, 3 weeks following exposure percentage wise?

I hope you can please answer my question i am just very paranoid and this will really help me in the future.

Thanks.

Câu hỏi:
Chào bác sĩ,
Tôi cảm ơn công việc tuyệt vời cũng như những kiến thức chuyên môn sâu về HIV của bác sĩ. Chính vì vậy, tôi muốn hỏi bác sĩ một vài câu hỏi mà tôi luôn thắc mắc nhưng chưa bao giờ dám hỏi vì sợ bị nghĩ là những câu hỏi lố bịch.

Tôi biết nó rất hiếm khi xảy ra, nhưng tôi tin là nó đã từng xảy ra, như trường hợp xảy ra ở Nevada (một nha sĩ làm nhiễm HIV cho bệnh nhân của mình do sử dụng chung kim tiêm, để tiêm thuốc - không phải lấy máu - ND). Tôi đi xét nghiệm máu, và không biết chắc được kim tiêm có còn mới không. Nó đã được gắn vào ống bơm, tôi được dò tìm ven và sau đó kim đâm vào tôi để lấy máu. Nếu trong trường hợp hi hữu, cây kim đó đã được sử dụng để lấy máu người nhiễm HIV trước tôi,

1. Tôi có bị nhiễm không?
2. Nếu như có máu của người khác (H+) trong kim nó sẽ không vào được mạch máu của tôi bởi vì máu được hút ra chứ không phải một dịch nào đó được bơm vào cơ thể tôi, đúng không?
3. Nếu có máu (của người khác, H+) ở trong kim, khi tôi bị kim đâm vào, thì máu sẽ tự động chảy xuống mạch máu của tôi, hay nó sẽ bị giữ lại trong kim cho đến khi bị hút ra với máu của tôi?
4. Nếu có máu (của người khác, H+) trong kim và khi máu của tôi (H-) được rút ra, chúng sẽ hòa trộn với nha trong ống nghiệm, thì kết quả có thể là có phản ứng không?
5. Chuyện gì sẽ xảy ra với kết quả xét nghiệm nếu máu H- trộn lẫn với máu H+?
6. Độ chính xác của xét nghiệm kháng thể ở thời điểm 3 tuần?

Tôi hi vọng bác sĩ có thể vui lòng trả lời những câu hỏi hoang tưởng của tôi vì nó thật sự giúp được tôi trong tương lai.

Cảm ơn!

Answer:
Welcome to our Forum. We receive questions similar to yours and before I address our specific questions, let me reassure you that in North America there is virtually no risk of HIV from having your blood drawn. The case that I believe you are referring to did not involve blood drawing but rather the re-use of medication vials on multiple patients in which the contents of the vial was contaminated with blood, then material in the vial was injected back into other persons. For the reasons you imply in your questions, there is virtually no risk even if someone were to re-use blood drawing needles since the direction of blood flow is outward (from the body) rather than inward. Thus, to worry about such an exposure is scientifically unfounded. Now, to address your specific concerns:

1. See above, no. furthermore, I would add that most material now used for blood drawing with vacutainers (the vacuum blood tubes) is designed so that they cannot be re-used, even accidentally.
2. Correct. As I said above, the blood would be flowing outward, not inward and therefore would not put you at risk.
3. No, it would not go into your arm. the vacuum would take it in the opposite direction.
4. Yes, this sort of contamination could, theoretically, turn a blood test positive.
5. This is the same as the question no. 4 above. Same answer
6. At 3 weeks a blood test would detect about 2/3 to 75% of infections which occurred 3 weeks earlier. At 4 weeks it would detect over 90% and at 8 weeks virtually all infections would be detectable.

Hope these answers are helpful. you really do not need to worry about having your blood drawn. EWH

Trả lời: (bởi Chuyên gia Edward W Hook)
Chào bạn với diễn đàn. Chúng tôi từng nhận được những câu hỏi tương tự như câu hỏi của bạn và trước khi tôi trả lời cụ thể, hãy để tôi khẳng định với bạn rằng ở Bắc Mỹ, việc xét nghiệm máu được xem là không có nguy cơ với HIV. Trường hợp mà bạn đề cập đến (Nevada - ND) không liên quan đến việc lấy máu mà là tái sử dụng ống tiêm để chích thuốc cho nhiều bệnh nhân, khi mà một số bộ phận của ống tiêm đã dính máu, sau đó chích vào bệnh nhân khác. Với câu hỏi của bạn, hầu như là không có nguy cơ nào, ngay cả khi kim tiêm được sử dụng lại vì hướng của dòng máu chảy là đi ra, chứ không phải là đi vào. Cho nên để lo lắng cho vấn đề này là hoàn toàn vô căn cứ, không có trên thực tế khoa học. Bây giờ tôi sẽ trả lời chi tiết từng câu hỏi:

1. Không, xem giải thích bên trên. Hơn nữa, tôi muốn nói thêm rằng hầu hết các thiết bị (bơm, kim tiêm) sử dụng cho lấy máu được thiết kế để sử dụng duy nhất một lần, không thể sử dụng lại lần thứ 2, kể cả là vô tình.
2. Đúng vậy. Như tôi nói bên trên, máu chảy ra (rút ra), chứ không chảy vào (bơm vào) và vì vậy bạn sẽ không có nguy cơ.
3. Không, nó sẽ không chảy vào tay bạn. Ống bơm chân không sẽ kéo nó theo hướng ngược lại. (trường hợp này mình nghĩ giống như mình dùng tay đậy một đầu ống hút chứa nước, thì nước cũng không thể chảy ra; ống bơm thì có bít tông chặn kín, nên máu trong ống kim cũng không chảy ra).
4. Đúng vậy, sự hòa trộn này có thể làm cho kết quả xét nghiệm trở thành dương tính.
5. Như câu hỏi 4, câu trả lời giống nhau.
6. Tại thời điểm 3 tuần có thể xác định 2/3 đến 75% trường hợp nhiễm bệnh. Thời điểm 4 tuần có thể xác định 90% và tất cả các trường hợp sẽ được phát hiện tại thời điểm 8 tuần.

Hi vọng các câu trả lời là bổ ích. Bạn không cần phải lo lắng về việc lấy máu xét nghiệm đâu.
 

Bác sĩ Bình

Chuyên khoa Truyền nhiễm - Hơn 23 năm công tác HIV
Ban Quản Trị
Phòng Khám Viễn Đông & Lab Viễn Đông: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM
Bác sĩ nào cũng từng gặp câu hỏi tương tự nhưng lo lắng của các bạn là thừa nhé.
 

Binh an 123

Đã xác thực Tài khoản
Thành viên Đã Xác Thực
Mỗi câu số 5 là có chút giá trị.những đối vs ko PEP có PEP chắc như mình thì cậu trả lời sẽ khác.ko biết số mình rồi đi về đâu
 
Chủ Tạo
Chủ Tạo
G

Gấu

Khách hàng Phòng khám & Xét nghiệm
Thành viên Ưu tiên
Mỗi câu số 5 là có chút giá trị.những đối vs ko PEP có PEP chắc như mình thì cậu trả lời sẽ khác.ko biết số mình rồi đi về đâu
Bạn có thể an tâm nha @Binh an 123. CDC khuyến cáo xét nghiệm trong trường hợp uống PEP tại thời điểm 4-6 tuần và 12 tuần sau nguy cơ cũng dựa trên nhiều căn cứ cả lý thuyết và thực tiễn. Họ có một đội ngũ khoa học hùng mạnh để làm điều này. Không phải khi không mà họ đưa ra thời điểm xét nghiệm là 4-6 tuần sau nguy cơ bạn ạ.
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT: (PEP - PrEP - ARV) Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (không bao cao su, rách, tuột bao cao su) hoặc nguy cơ khác sợ lây nhiễm HIV, bạn cần tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm HIV trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm (PEP), phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc khi bạn đã nhiễm HIV cần điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) tự túc, bảo mật thông tin cá nhân thì liên hệ phòng khám của Bác sĩ Bình: Phòng khám Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Phòng khám Hùng Vương (Đc: 106Đ, Tổ 5, Ấp 4, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An - ĐT: 0828980808 - 0911009900) để được Bác sĩ Bình trực tiếp tư vấn, khám bệnh và chỉ định điều trị phác đồ thuốc phù hợp. Bạn cần xét nghiệm nhanh HIV, gan, thận... trước khi dùng thuốc phơi nhiễm (PEP, PrEP, ARV) hoặc xét nghiệm theo dõi bệnh: TCD4, PCR tải lượng HIV, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Đường huyết, Mỡ máu, Men gan, Chức năng thận, Ký sinh trùng, Tầm soát ung thư, Viêm gan B, C, Giang mai, Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà và nhiều xét nghiệm khác... có thể liên hệ Lab Viễn Đông (Đc: 361/4 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, TP.HCM - ĐT: 0828980808 - 0911009900) hoặc Lab Hùng Vương (Đc: 114/2 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM - ĐT: 0919809577 - 02838539845).
Top